Hệ mặt trời có bao nhiêu hành tinh, gồm những hành tinh nào?

0
2705

Hệ mặt trời (Solar System) có bao nhiêu hành tinh, gồm những hành tinh nào? Tất cả những điều cần biết về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời sẽ được chúng tôi nêu rõ trong nội dung dưới đây. Hãy cùng khám phá nhé!

Hệ Mặt Trời và các hành tinh trong hệ mặt trời

Vũ trụ xung quanh chúng ta chứa rất nhiều bí ẩn thú vị mà mà các nhà khoa học vẫn chưa khám phá ra hết. Vậy Hệ Mặt Trời là gì có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?

  • Hệ Mặt trời (Solar System)

Hệ Mặt Trời hay có tên gọi khác là Thái Dương Hệ, tên tiếng anh được gọi là Solar System. Đây là một hệ hành tinh trong đó có bao gồm Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi có lực hấp dẫn của mặt trời. Chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây khoảng 4,6 tỷnăm.

Chỉ có một hệ mặt trời duy nhất nằm trong dải ngân hà,  đa phần các thiên thể để quay xung quanh mặt trời với quỹ đạo elip gần tròn hoặc mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là mặt phẳng hoàng đạo.

Nói về tuổi đời của Hệ Mặt Trời thì các nhà khoa học dựa theo các thiên thạch và các mảnh không gian rơi xuống trái đất để tính. Họ xác định nhờ có thiên thạch Allende rơi xuống Trái đất vào năm 1969và cho biết Hệ Mặt Trời là hơn 4,55 tỷ năm tuổi.

  • Có bao nhiêu hành tinh trong hệ mặt trời

Trước đây trong hệ mặt trời bao gồm Mặt Trời và 9 hành tinh khác nhau. Cụ thể là: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, Sao Diêm Vương. 

he-mat-troi-co-bao-nhieu-hanh-tinh

Tuy nhiên sau khi phát hiện ra Sao Diêm Vương vào năm 1930 thì cho tới năm 1990, các nhà khoa học liền tranh luận về hành tinh thứ 9 này. Khi đó nó được gọi cái tên là Pluto (hành tinh lùn) và các nhà thiên văn học, khoa học đã loại bỏ nó ra khỏi danh sách các hành tinh thực có trong hệ mặt trời. Từ đó hệ mặt trời chỉ có 8 hành tinh, không còn có sao Diêm Vương. 

Cho đến ngày 20/01/2016 thì các nhà khoa học đã tìm kiếm được ra bằng chứng về hành tinh thứ 9 và lớn gấp 10 lần khối lượng của Trái đất, lớn hơn 5000 lần khối lượng của sao Thiên Vương.Nhưng đến nay thì “hành tinh thứ 9” này vẫn chưa được công bố chính xác về thông tin liên quan đến nó. Vậy nên chính xác thì hiện nay trong hệ Mặt Trời chỉ có 8 hành tinh mà thôi. Hi vọng hành tinh thứ 9 sẽ sớm được tìm thấy và công bố những điều thú vị về nó. 

Thứ tự các hành tinh trong Hệ Mặt Trời (Solar System)

Hãy cùng khám phá 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời một cách tổng quát nhất theo thứ tự bắt đầu từ gần Mặt Trời nhất nhé! 

  • Sao Thủy (Mercury)

Sao Thủy có tên tiếng anh là Mercury, đây là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất. Nó có kích thước chỉ lớn hơn so với Mặt Trăng và Trái Đất một chút. Sao Thủy không có sự sống, không có không khí và bề mặt của nó bị “rỗ” rất nhiều, trên đó cũng không có sự biến đổi của thời tiết.  Một số thông tin về Sao Thủy: 

  • Phát hiện: Được phát hiện bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Đặt theo tên của: Vị thần Hermes của người La Mã
  • Đường kính: 4.878 km
  • Khối lượng: 3,3022x1023kg và hình dạng cầu dẹt
  • Chu kỳ giao hội trên quỹ đạo: 116 ngày
  • Nhiệt độ cao nhất trên bề mặt của Sao Thủy: 450 độ C (840 độ F)
  • Sao Kim (Venus)

Sau Sao Thủy thì Sao Kim là hành tinh tiếp theo gần mặt trời nhất. Sao kim có tên gọi tiếng Anh là Venus, nó là một hành tinh còn nóng hơn cả sao Thủy. Sao kim được đặt theo tên vị thần Venus – đây là Vệ nữ trong thần thoại La Mã. Bầu không khí trên sao Kim chất độc hại có thể giết chết bất kỳ ai. Nó giống như một hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát và điều đặc biệt là Sao Kim lại quay chậm theo hướng ngược lại với hầu hết các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. 

  • Phát hiện: Bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại, có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Bán kính: 6051,8km 
  • Khối lượng: 4,868x 1024
  • Chu kỳ quay:  224,7 ngày Trái Đất.
  • Ngày: 241 ngày Trái đất
  • Trái Đất

Trái đất là hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời. Với 2/3 bề mặt được bao phủ bởi nước và được gọi là hành tinh nước.  Đây cũng là hành tinh duy nhất có sự sống sống trong hệ Mặt Trời.  Bầu không khí trên trái đất bao gồm nitơ và Oxi. Trái đất của chúng ta quay một vòng quanh mặt trời với vận tốc là 29 km mỗi giây.

  • Hình dạng của Trái Đất là hình cầu hơi dẹt về hai cực.
  • Vận tốc tự quay quanh trục 467 m/giây.
  • Đường kính 12760 km.
  • Khối lượng 5,9722 x 1024 kg
  • Quỹ đạo 365,24 ngày
  • Sao Hỏa (Mar) 

Sao Hỏa là hành tinh thứ 4 tính từ Mặt Trời, còn gọi là Hành Tinh Đỏ, có tên gọi tiếng Anh là Mars. Trên bề mặt của nó có chứa rất nhiều sắt oxi nên khiến hành tinh này có màu đỏ đặc trưng.  Sao hỏa có nhiều điểm tương đồng như trái đất chẳng hạn như bề mặt có đá núi, thung lũng, lốc xoáy, bụi bẩn…. Tuy nhiên bầu khí quyển ở đây quá nóng để cho nước lòng có thể tồn tại trên bề mặt.

  • Phát hiện: Bởi người La Mã và Hy Lạp cổ đại và có thể quan sát bằng mắt thường.
  • Tên gọi: Đặt theo vị Thần chiến tranh Ares của người Hy Lạp hay là Mars trong tiếng La Mã.
  • Đường kính 6.787 km
  • Quỹ đạo 687 ngày Trái đất.
  • Sao Mộc (Jupiter)

Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ mặt trời. Đây cũng là hành tinh lớn nhất đất trong hệ mặt trời của chúng ta. Nó là một hành tinh khí khổng lồ, trên bề mặt chủ yếu là khí Hidro và Heli. Khối lượng của sao Mộc rất lớn và nó khoảng 2,5 lần tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời. 

  • Tên được đặt: Sao Mộc được lấy tên từ vị thần Zeus
  • Đường kính 142.984 km
  • Khối lượng riêng 1,326 g/cm3
  • Sao Mộc có 79 vệ tinh tự nhiên quanh nó.
  • Quỹ đạo: 11,9 năm Trái đất.
  • Ngày: 9.8 giờ Trái đất.
  • Sao Thổ (Saturn)

Sao thổ là hành tinh thứ 6 tính từ mặt trời, có tên tiếng anh là Saturn. Đây là hành tinh lớn thứ hai chỉ sau sao Mộc.

ten-cac-vi-sao-trong-vu-tru

  • Tên gọi đặt theo: Vị thần Cronus – Thần thời gian trong thần thoại Hy Lạp. Tương ứng vị thần nông nghiệp và giàu có của La Mã là Saturn
  • Đường kính 120.500 km
  • Khối lượng 5.684.6×1026 (Lớn hơn Trái Đất của chúng ta khoảng 95 lần)
  • Thể tích vào khoảng 8,2713×1014 km³
  • Ngày: Khoảng 10,5 giờ Trái đất.
  • Quỹ đạo 29,5 năm Trái đất
  • Sao Thiên Vương (Uranus)

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ 7 tính từ mặt trời. Đây là một hành tinh độc nhất có đường xích đạo vuông góc với quỹ đạo của nó và gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của Hành Tinh. Sao Thiên Vương di chuyển rất chậm xung quanh Mặt Trời. Trục quay của sao Thiên Vương bị nghiêng một góc rất lớn bằng 98 độ trong khi trục của trái đất nghiêng 23,5 độ. Đây là hành tinh lạnh nhất hệ Mặt Trời, nhiệt độ cực tiểu đạt  -224 °C.

  • Sao Thiên Vương được William Herschel phát hiện vào năm 1781
  • Tên gọi được đặt theo: Sao Thiên Vương được đặt tên theo vị thần Uranus – thần bầu trời.
  • Sao Thiên Vương có 27 vệ tinh tự nhiên 
  • Đường kính: 51.120 km
  • Ngày: 18 giờ Trái đất.
  • Quỹ đạo: 84 năm Trái Đất.
  • Sao Hải Vương (Neptune)

Sao Hải Vương Anh là hành tinh thứ 8 trong hệ Mặt Trời,  có tên tiếng Anh là Neptune. Đây là hành tinh được phát hiện bằng sự tính toán bằng toán học. Sao Hải Vương lớn hơn khoảng 17 lần so với Trái Đất và nó xa gấp 30 lần so với khoảng cách Trái đất tính từ Mặt trời.

  • Sao Hải Vương được phát hiện vào năm 1846
  • Đường kính 49.530 km
  • Ngày: 19 giờ Trái đất.
  • Quỹ đạo 165 năm Trái đất.

Hành tinh thứ 9 (Planet Nine)

Như đã nói trên thì hành tinh thứ 9 chưa được quan sát trực tiếp. Nó chỉ được các nhà khoa học mô tả bằng chứng ảnh trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí thiên văn. Sau khi sao Diêm Vương được loại ra khỏi danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời thì “hành tinh thứ 9” vẫn là một ẩn số.

Kết luận

Phía trên chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn những điều thú vị về các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Hi vọng với các kiến thức này sẽ cho bạn những điều bổ ích về vũ trụ bao la xung quanh chúng ta.

Xem thêm

Hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, kích thước các hành tinh
Jupiter là sao gì? Tên các sao trong hệ mặt trời

Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận